Kế hoạch nhằm phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Hiệp định RCEP, gắn với việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương trong việc triển khai Hiệp định RCEP phù hợp với tình hình thực tế; Hỗ trợ nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của các cấp, các ngành và địa phương, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về tầm quan trọng của Hiệp định RCEP đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vận dụng và phát huy hiệu quả các cơ hội đến từ Hiệp định, hạn chế tối đa các thách thức để tối ưu hóa lợi ích mà Hiệp định mang lại cho doanh nghiệp và người dân trong tỉnh
Về yêu cầu, trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch cần có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các tổ chức, cá nhân trong ngoài tỉnh, có phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện; Công tác triển khai thực hiện đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, bám sát tình hình thực tế của địa phương nhằm đưa ra những đánh giá, dự báo giúp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo thực thi các cam kết và tận dụng tốt các cơ hội của Hiệp định RCEP để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ chủ yếu như sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP cho các đối tượng liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như: cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cơ quan quản lý ở địa phương, các thành phần lao động khác…;
Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, thể chế thông qua việc thường xuyên rà soát các văn bản, chủ trương, chính sách của tỉnh có liên quan đến Hiệp định RCEP để kịp thời tham mưu ban hành hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới cho phù hợp với thực tế, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP thông qua: Tăng cường hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân phù hợp với các cam kết quốc tế; đồng thời, xây dựng các giải pháp ứng phó, chính sách hỗ trợ cho những ngành hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực hiện Hiệp định; Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu lại ngành công thương, thực hiện chuyển đổi số hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; Thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; tăng cường hỗ trợ hoạt động khuyến công, khuyến nông, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm,… nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cơ sở để không những đáp ứng được yêu cầu của thị trường mà còn có thể ứng phó được những tác động từ quá trình hội nhập; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh …
H.N.H - Nguồn Kế hoạch số 15/KH-UBND