Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh, huyện, thị xã và thành phố trên cơ sở các kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như Nghị quyết số 25/2021/NQ-QH ngày 28/7/2021 của Quốc hội, các Quyết định của Thủ tướng số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022, số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022; các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện; trong đó ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu thuộc Tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn; trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn, đề nghị hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kịp thời.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan rà soát công tác quản lý, bảo trì, vận hành khai thác hệ thống đường bộ địa phương, đánh giá các tồn tại, bất cập để có giải pháp xử lý đảm bảo giao thông luôn thông suốt, an toàn, êm thuận; đồng thời nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới công tác quản lý, bảo trì và vận hành khai thác trên hệ thống đường bộ địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển (nếu cần thiết); trường hợp có vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách pháp luật kiến nghị các cấp có thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng của tỉnh, huyện, xã cần chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương; thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật các quy định mới của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường bộ đặc biệt là công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn cho cán bộ cấp xã, cấp huyện; đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương.
H.N.H - Nguồn Công văn số:2539/UBND-KTNV