Theo đó, thực hiện Công văn số 2580/BNV-ĐT ngày 16/6/2022 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nội dung Công văn số 2580/BNV-ĐT ngày 16/6/2022 của Bộ Nội vụ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
Theo đó, thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 2580/BNV-ĐT ngày 16/6/2022 hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2021-2025 như sau:
Đối với việc lập kế hoạch và triển khai bồi dưỡng cán bộ, công chức xxã thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Nội vụ tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổng thế về bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu câu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của địa phương và của các cơ quan Trung ương để tổ chức các khóa bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã của địa phương, bảo đảm chất lượng, phù hợp với khả năng các nguồn kinh phí của địa phương và của Trung ương phân bổ.
Đối tượng bồi dưỡng: Ưu tiên mở các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức xã ở các địa bàn khó khăn, còn thiếu và yếu về kiến thức, kỹ năng công tác, chuyên môn nghiệp vụ.
Chương trình bồi dưỡng: Bên cạnh các bộ chương trình, tài liệu do Bộ Nội vụ và các bộ chuyên ngành xây dựng, ban hành và chuyển giao; các địa phương chủ động nghiên cứu biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, thời gian thực hiện tối đa không quá 01 tuần (Điểm b, Khoản 5, Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ/CP ngày 01/9/2017 được sửa đổi tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/01/2021).
Bố trí thời gian bồi dưỡng phù hợp với mỗi lớp, theo nhóm đối tượng và điều kiện của từng địa phương, đảm bảo theo đúng quy định.
Kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thì đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp và gửi đề xuất nhu cầu kinh phí về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (hàng năm và cả giai đoạn). Các địa phương chủ động huy động thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn khác để hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đạt mục tiêu tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bồi dưỡng bộ, công chức xã thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và theo quy định của pháp luật.
Trước ngày 31/12 hàng năm, đề nghị gửi báo cáo kết quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức xã về Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp. Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nộ vụ phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương tổ chức thực hiện và xem xét, bố trí đủ kinh phí để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
N.H.N- Nguồn Công văn số: 3394/UBND-TCDNC