Mục tiêu của Chương trình nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh đến tất cả ngành nghề. Áp dụng cho các đối tượng là người làm công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề. Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2022 đến năm 2025.
Chương trình đề ra một số nội dung cần tập trung thực hiện như nâng cao năng lực quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về ATVSLĐ; tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền; các hoạt động nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó tập trung tuyên truyền về các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh tật liên quan đến lao động và việc triển khai mở rộng áp dụng hệ thống quản lý, các mô hình thí điểm, hỗ trợ, tư vấn về ATVSLĐ; triển khai các hoạt động hỗ trợ huấn luyện cho người sử dụng lao động; người làm công tác ATVSLĐ; người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công tác y tế trong khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động; người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động và cho người làm công tác quản lý, triển khai chính sách, pháp luật về công tác ATVSLĐ từ cấp tỉnh đến cấp xã và trong Ban Quản lý các khu công nghiệp; các hoạt động đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ như tổ chức thăm hỏi, động viên người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tọa đàm, đối thoại, cuộc thi, hội thi, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về ATVSLĐ; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện ATVSLĐ, thanh tra, kiểm tra, giám sát và tổng kết, biểu dương khen thưởng,...; quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
K.H – Nguồn Quyết định số: 2489/QĐ-UBND