Theo đó, mục đích của kế hoạch nhằm tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC); chủ động thực hiện việc đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác PCTN, TC; thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định Luật PCTN năm 2018 và các văn bản pháp luật có liên quan, các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác PCTN,TC; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong công tác PCTN, TC; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác PCTN, TC.
Yêu cầu đặt ra là phải xác định công tác PCTN, TC là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, liên tục, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, trước hết là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước căn cứ theo quy định của Luật PCTN năm 2018; các văn bản pháp luật có liên quan và trên cơ sở kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ, đặc thù hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Nội dung chính của kế hoạch là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN, TC đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, thành viên, hội viên và Nhân dân thực hiện quy định của pháp luật về PCTN, TC; nhận thức đầy đủ, sâu sắc tác hại, nguy cơ của tham nhũng với sự nghiệp phát triển của đất nước nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội cùng tham gia tích cực PCTN, TC;
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ và thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định Luật PCTN và quy định pháp luật có liên quan, tập trung ở các lĩnh vực sau:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xây dựng, ban hành, công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; công khai kết quả thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Thực hiện các Quy định về chế độ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do mình quản lý.
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội trên cơ sở các quy định của pháp luật về PCTN, TC và đặc thù trong tổ chức, hoạt động của đơn vị mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức; nội dung công khai, minh bạch, bao gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan. Thực hiện cải cách hành chính; ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý; thanh toán không dùng tiền mặt. Tổ chức triển khai, thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập; kê khai, công khai tài sản, thu nhập theo quy định Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN.
Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tăng cường thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Thiết lập, công khai các hình thức tiếp nhận tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực (số điện thoại đường dây nóng; địa chỉ hộp thư điện tử...), để tiếp nhận, xem xét, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng, tiêu cực; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
Nhận định tình hình tham nhũng, tiêu cực và đánh giá công tác PCTN, TC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình đúng theo quy định.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quy định của pháp luật về PCTN, TC; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, TC, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; động viên Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực; cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN, TC.
Phát huy vai trò và trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, đưa tin về hoạt động PCTN, TC và vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tuyên truyền, động viên người lao động, thành viên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về PCTN, TC; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, tiêu cực; kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng, tiêu cực; kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, TC.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
N.H.N- Nguồn Quyết định số:14/QĐ-UBND