Theo đó, Quy chế này quy định phạm vi tài nguyên thông tin, các nguyên tắc, biện pháp, quy trình xử lý về công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) cho Hệ thống thông tin Văn phòng UBND tỉnh; Quy chế này áp dụng đối với các phòng, ban, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng UBND tỉnh (gọi là cơ quan, đơn vị) và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị (sau đây gọi là cá nhân) tham gia vào hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Văn phòng UBND tỉnh; cơ quan, tổ chức, cá nhân có kết nối vào Hệ thống thông tin Văn phòng UBND tỉnh.
Mục tiêu của Quy chế này nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của công tác đảm bảo ATTT trong quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin; phòng chống và bảo vệ thông tin trên không gian mạng tại cơ quan, đơn vị và trên môi trường Internet. Nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả và giảm các nguy cơ gây mất ATTT và đảm bảo ATTT trong quá trình vận hành ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Hoạt động đảm bảo ATTT của cơ quan, đơn vị phải đúng quy định của pháp luật, giữ bí mật cá nhân, nhà nước, cơ quan, đơn vị. Việc xử lý sự cố ATTT mạng phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, thông tin cơ quan, đơn vị. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả các nguy cơ đe dọa ATTT của cơ quan, đơn vị. Thông tin thuộc quy định danh mục bí mật nhà nước của các cơ quan, đơn vị phải được phân loại, lưu trữ, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc đảm bảo ATTT là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, nâng cấp và hủy bỏ các hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật của cơ quan, đơn vị…
N.V.T- Nguồn Quyết định số: 65/QĐ-VPUBND