Theo đó cần tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm như sau: Rà soát, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước ICCPR, bao gồm các quy định về hạn chế quyền, chống phân biệt đối xử và các quy định khác. Nâng cao hiệu quả thi hành các quyền dân sự và chính trị trong hoạt động tố tụng hình sự.
Ban hành và thực hiện các kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia, chương trình hành động của tỉnh để xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử đối với phụ nữ (nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực và xóa bỏ bạo lực giới) và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó lưu ý nhóm người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số, cộng đồng người đồng tính - song tính - chuyển giới - liên giới (LGBTI), người nhiễm HIV/AIDS.
Nâng cao hiệu quả tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm quyền dân sự và chính trị của các cá nhân để đảm bảo tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo.
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ICCPR, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo và người học. các thành tựu pháp luật và kết quả bảo vệ báo cáo quốc gia thực thi Công ước lần thứ ba của Việt Nam.
Tăng cường hoạt động hỗ trợ bảo vệ các quyền dân sự và chính trị, nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, hỗ trợ cho nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền dân sự và chính trị.
Kim Hương – Nguồn Công văn số: 426/VPUBND-HCTC; 471/STP-PBGDPL